Những điều cần biết về công chứng giấy tờ
Ngày nay việc công chứng giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi làm hồ sơ nhập học, xin việc, thủ tục xin xét duyệt học bổng nhằm đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ, đồng thời đảm bảo vẫn giữ nguyên được bản gốc. Nhưng để giúp người dùng hiểu rõ về công chứng giấy tờ, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây?
Mục Lục
Công chứng giấy tờ là gì? Muốn công chứng phải đến đâu?
Căn cứ vào Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định rõ ràng:
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, các giao dịch dân sự, đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, không trái ngược với bản gốc, với đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Chứng thực các giấy tờ từ bản sao giống hệt với bản chính, có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quần.
Do đó, tuỳ vào loại giấy tờ bạn muốn công chứng sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để được xin công chứng cụ thể:
+ Các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, người dân có thể đến UBND xã/ phường/ thị trấn hoặc Phòng tư pháp của xã/phường/ thị trấn để xin công chứng.
+ Đối với các giấy tờ do cơ quan, tổ chức ở nước ngoài hoặc liên kết với nước ngoài để cung cấp, người dân cần đến Phòng tư pháp cấp huyện/ quận để xin công chứng giấy tờ.
Có thể công chứng giấy tờ nào?
Hiểu một cách đơn giản thì tất cả các loại giấy tờ nào được nhà nước, các đơn vị như trường học, tổ chức… cấp đều có thể được công chứng bao gồm:
+ Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu…
+ Giấy đăng ký khai sinh; Giấy đăng ký kết hôn; Sổ hộ khẩu; Thẻ tạm trú…
+ Học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp, bảng điểm đại học, sau đại học…
+ Giấy khám sức khoẻ, các chứng chỉ tiếng Anh, tin học…
Chi phí công chứng giấy tờ năm 2021 ra sao?
Căn cứ tại Thông tư liên tịch 226/2016/TT-BTC quy định:
+ Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
+ Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
+ Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:
Chứng thực hợp đồng, giao dịch là 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực là 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.
Trường hợp nào được công chứng miễn phí?
Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.
Những đối tượng buộc phải đóng phí công chứng
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 226/2016/TT-BTC, các tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trên đây là một số thông tin cần biết về công chứng giấy tờ, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.