Có lưu ý gì khi làm hồ sơ hoàn công?

Có lưu ý gì khi làm hồ sơ hoàn công?

Là bước tiếp theo sau khi hoàn thành xong một dự án, công trình xây dựng, hồ sơ hoàn công giúp người dùng thống kê các tài liệu, lý lịch của công trình… tuy nhiên việc chuẩn bị hồ sơ hoàn công vô cùng phức tạp, nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Để giúp các bạn có thể đánh giá và có cá nhìn đúng nhất về quy trình thủ tục về thực hiện loại hồ sơ này ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.

Khái niệm hồ sơ hoàn công bạn cần biết

Hiểu một cách đơn giản nhất thì hồ sơ hoàn công chính là các tài liệu, giấy tờ của toàn bộ một công trình xây dựng từ: hồ sơ phê duyệt hồ sơ, dự án, cho đến khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, tính toán chi phí… cùng các giấy tờ khác liên quan đến dự án kể từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện xong công trình. 

Những điều cần biết khi thực hiện giấy tờ hoàn công trong hồ sơ

Về vấn đề này, quy định rất rõ tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD về việc “Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hoạt động xây dựng”.

Rất nhiều người thắc mắc “tại sao phải làm loại hồ sơ này, nếu không làm có được không”, câu trả lời chắc chắn là: Mọi công trình xây dựng đều phải làm chuẩn bị các giấy tờ để hoàn công vì đây là công đoạn cuối cùng để giúp các công trình xây dựng đầy đủ về mặt pháp lý.

Ưu điểm của hồ sơ đối với chủ đầu tư:

+ Đưa công trình vào giai đoạn sử dụng;

+ Hỗ trợ thanh toán, giải quyết việc kiểm toán;

+ Giúp chủ đầu tư quản lý chắc được công trình, đưa ra các phương án để duy trì, tu sửa sao cho phù hợp nhất; đồng thời lên kế hoạch bảo vệ công trình;

+ Giúp tổng hợp, thống kê hiện trạng của công trình tại thời điểm xây dựng hoàn thiện, từ đó là nền tảng để quản lý, có những định hướng cải tạo, nâng cấp trong thời gian tới.

+ Hỗ trợ chủ đầu tư, đơn vị quản lý sớm thống kê được các giấy tờ, trong trường hợp có thanh tra đến kiểm tra, việc trình ra hồ sơ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Chuẩn bị hồ sơ cần những gì?

Để giúp các cá nhân, tổ chức nhanh chóng hoàn thiện được hồ sơ hoàn công, tránh việc di chuyển đi lại, chuẩn bị giấy tờ mất thời gian, người dùng cần phải chuẩn bị đầy đủ hệ thống các loại giấy tờ sau. Lưu ý: Hệ thống các giấy tờ trong hồ sơ được quy định rất rõ tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD.

  1. Giấy phép xây dựng

2. Hợp đồng xây dựng đã ký kết với các nhà thầu (phía đơn vị thi công, thiết kế, giám sát công trình)…

3. Bản báo cáo kết quả xây dựng.

4. Hồ sơ thiết kế (bản vẽ) công trình.

5. Kết qua thẩm tra, thẩm định bản vẽ thi công.

Ngoài ra người dùng cũng nên chuẩn bị thêm một số giấy tờ (nếu có):

+ Bản vẽ hoàn công

+ Kết quả báo cáo kiểm định công trình

+ Các giấy chứng nhận công trình đảm bảo an toàn về quy định phòng cháy chữa cháy, cách thức vận hành thang máy….

Quy trình chuẩn bị hồ sơ hoàn công

Những điều cần biết khi thực hiện giấy tờ hoàn công trong hồ sơ

Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xem xét, tính toán các điều kiện hoàn công.

Bước 2: Tính toán và xác định hiện trạng của công trình xây dựng.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công với các giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết.

Lưu ý: tuỳ vào loại công trình xây dựng (nhà ở/nhà chung cư/ công trình xây dựng phục vụ du lịch, tôn giáo…) mà bạn sẽ nộp hồ sơ hoàn công tại Sở xây dựng/ UBND các cấp/ hoặc Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới.

Trên đây là một số điều cần biết về hồ sơ hoàn công, hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong quá trình làm thủ tục.

Leave a Reply