Thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất 2021 gồm những gì?

Thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất 2021 gồm những gì?

Thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất 2021 gồm những gì?

Bạn đang quan tâm đến nhà ở xã hội tại địa phương mình? .Bạn đang muốn mua nhà ở xã hội mà không biết được các thủ tục mua nhà ở xã hội như thế nào. Trong bài viết dưới đây, admin sẽ chia sẻ toàn bộ thủ tục cần thiết trước khi mua nhà ở xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Dựa vào Điều 22 tại Nghị Định 100/2015/NĐ-CP đã quy định với những đối tượng đang có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ mua nhà ở xã hội sau đó gửi cho chủ đầu tư để họ có thể kiểm tra và xét duyệt.

Khi đó, bên phía chủ đầu tư có nhiệm vụ phải gửi danh sách những nhóm đối tượng dự kiến được mua, thuê nhà ở xã hội theo đúng thứ tự được ưu tiên mà Sở Xây dựng địa phương đã quyết định để hạn chế tối đa một người có thể mua nhà ở xã hội được nhiều lần.

Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những gì?
Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Với hồ sơ chung

  • Cần chuẩn bị mẫu đơn đăng ký mua nhà ở xã hội
  • CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân (3 bản công chứng)
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (3 bản công chứng)
  • Ảnh 3×4 các thành viên có trong sổ hộ khẩu. Mỗi thành viên 3 ảnh
  • Nếu bạn có thêm các giấy tờ ưu tiên có lợi cho mình thì nên mang theo.

Với hồ sơ chứng minh đối tượng và thực trạng nhà ở

Với bộ hồ sơ này thì bạn cần phải có giấy xác nhận đối tượng cũng như thực trạng nhà ở. Và để xin được giấy xác nhận đối tượng này thì bạn cần thực hiện như sau:

+ Với người có công với nhà nước, cách mạng: Phải có giấy xác nhận của phường, xã hay UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

+ Với nhóm đối tượng thuộc diện 4,5,6,7 tại Điều 49 của Luật nhà thì cần thêm giấy xác nhận của cơ quan cũng như thực trạng nhà đang ở hiện tại của mình.

+ Với nhóm đối tượng thuộc diện 8 của Điều 59 Bộ Luật Nhà ở thì cũng cần phải chuẩn bị giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công cụ cho công ty, cơ quan cấp.

+ Với nhóm đối tượng thuộc diện 9 của Điều 49 Bộ Luật Nhà ở thì cần phải có giấy xác nhận của trường, cơ sở đào tạo nơi bạn đang học tập.

+ Với nhóm đối tượng thuộc diện 10 của Điều 40 Bộ Luật nhà ở thì bạn cần phải có bản sao công chứng việc mình có trong danh sách diện bị thu hồi đất, nhà ở để Nhà nước giải toả…

Với hồ sơ chứng minh về điều kiện cư trú

Với các nhóm đối tượng hiện muốn đăng ký mua, thuê nhà ở xã hội thì cần phải có bản sao chứng thực hộ khẩu thường trú hay giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại chính địa phương đó ===> Dành cho đối tượng không có đăng ký HKTT tại Tỉnh, Thành Phố.

Còn với nhóm đối tượng không có đăng ký HKTT tại tỉnh thì cần phải có bản sao về giấy đăng ký tạm trú tạm vắng hay hợp đồng lao động ít nhất 1 năm trở lên cũng như có đóng bảo hiểm xã hội tại thành phố nơi mình làm việc.

Với hồ sơ hứng minh về thu nhập

Với các đối tượng thuộc diện 4 của Điều 49 Luật nhà thì cần phải kê khai về mức thu nhập của bản thân cũng như phải chịu trách nhiệm về các thông tin mình kê khai.

Với các đối tượng thuộc diện 5,6,7 của Điều 49 Luật nhà ở thì cần phải có giấy xác nhận về thu nhập cá nhân của cơ quan cũng như xác nhận đối tượng này không phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì mức thu nhập không cao so với mức thu nhập tối thiểu khi phải đóng thuế.

Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những gì?
Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Quy trình mua nhà ở xã hội mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị thủ tục và hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị các thủ tục cũng như hồ sơ cần thiết giống như ở mục trên. Ngoài ra thì cũng cần chuẩn bị thêm các thông tin sau:

  • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo mẫu mới nhất
  • Hồ sơ chứng minh mình thuộc nhóm đối tượng mua nhà ở xã hội
  • Hồ sơ chứng minh về điều kiện cư trú, thu nhập

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Người mua nhà có thể nộp trực tiếp hồ sơ cho chủ đầu tư. Khi đó, bên nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm ghi biên nhận, và nếu như hồ sơ không hợp lệ thì phải có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết để người mua có thể tìm cách bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu

Sau khi đã nhận được hồ sơ thì bên chủ đầu tư có trách nhiệm gửi danh sách đó về Sở Xây dựng tại nơi dự án phát triển để kiểm tra xem người mua có mua nhiều lần hay không.

Sau 15 ngày nếu như Sở Xây Dựng không có thông tin phản hồi thì chủ đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với người mua để thoả thuận cũng như ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

👉 Hy vọng với những chia sẻ ở trên về thủ tục mua nhà ở xã hội sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị trước hồ sơ trước khi tiến hành mua nhà ở xã hội nhé. Hãy cũng theo dõi bài viết để nhận thêm được những thông tin mới nhất tại đây về nhà ở xã hội nhé.

Leave a Reply